Hãy cùng SANTINO cùng tìm hiểu về Lịch sử và đặc điểm kiến trúc Roman …
Kiến trúc Roman là phong cách kiến trúc của các vùng Trung và Tây Âu. Kiến trúc Roman ra đời vào khoảng thế kỷ 11 và thế kỷ 12, chủ yếu ở các nước Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha.. Phong cách Roman thiên về kiểu mái vòm cong với các khối cột thể hiện nét tinh xảo, độc đáo của Roman.
Xem thêm:
- Những công trình Kiến trúc Châu Âu nổi tiếng thế giới
- Những mẫu Kiến trúc Biệt thự Nga tuyêt đẹp và đầy ấn tượng …
- Các giai đoạn phát triển kiến trúc Phục Hưng
- Cửa hoa hồng trong kiến trúc cổ điển Gô tích
- Lịch sử kiến trúc Roman
- Trào lưu kiến trúc Tân cổ điển
Kiến trúc Roman: Nói nên phong cách kiến trúc của người đương thời. Nó hơi giống và muốn tìm đến chút ít cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại. Tuy vậy về quy mô cũng như hình thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt trình độ của người La Mã cổ đại. Thiết kế thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lấy từ những công trình đã hoang phế của kiến trúc La Mã.
Về mặt dùng kết cấu cuốn cửa trụ, kiến trúc Roman học tập cách làm của người La Mã. Tuy vậy kiến trúc Roman không phải là không có những bước tiến nhất định về mặt loại hình và kết cấu. Nó còn góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc Gothic sau này.
Lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc Roman
Một thời gian sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, các nhà nước Đông và Tây Âu lâm vào một thời kì đen tối. Các nhà nước phong kiến được thành lập trong đó có sự ra đời của triều đại Carolingian. Năm 800, khi Charlemagne đăng quang hoàng đế. Đế quốc này tồn tại được một thời gian ngắn cho đến khi bị người Normandes xâm lược (từ năm 843 đến năm 911).
Kiến trúc Roman: Trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha… Khi các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ. Nền kiến trúc Trung và Tây Âu thế kỷ 11 và thế kỷ 12 có tên gọi là kiến trúc Roman, hay phong cách Roman.
Nến văn hóa đô thị lúc bấy giờ không khác xa với văn hóa lãnh địa nông thôn trước đó ít lâu. Vì các tầng lớp dân đô thị cũng vừa mới ở nông thôn ra, họ đã là các thế hệ thị dân đầu tiên. Tuy vậy, từ thế kỷ 10, nông nghiệp và thủ công nghiệp đã phục hồi và phát triển. Người dân đã xây nhà không chỉ bằng gỗ, mà còn bằng gạch, đá, để “xây nhà như người La Mã cổ đại”. Hơn mười quốc gia dân tộc ở Trung Âu và Tây Âu đã chính thức tiến vào xã hội phong kiến. Với nền kinh tế tự nhiên và trật tự xã hội tương đối ổn định.
Đặc điểm và loại hình kiến trúc
Vào giai đoạn Roman tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên thời kỳ này không còn để lại nhiều vết tích cho đời sau. Thời gian tiếp theo, kiến trúc Roman dần dần tiến thêm một số bước mới, để nhận biết được kiến trúc Roman ta có thể căn cứ những đặc điểm sau:
-Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine, do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây.
-Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương.
-Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến.
-Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ.
Nhà rửa tội đặt phía trước, có hình thức là một khối trụ. Trùng với trục dọc của nhà thờ kiểu Basilica có hình chữ thập La tinh
Loại hình kiến trúc Roman:
– Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu. Các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc. Các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh.
– Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao. Những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang.
– Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem. Tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc.
Phong cách kiến trúc Roman ở bảo tàng Lịch sử tự nhiên, Anh.
Ra đời sau kiến trúc Roman, kiến trúc Gothic (hay còn gọi là Francigenum Opus, nghĩa là tác phẩm của người Pháp), bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu. Roman và Gothic là hai phong cách kiến trúc Trung Cổ.
Đặc điểm kiến trúc Gothic:
– Sáng tạo độc đáo, không sao chép nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp. Hình thức bên ngoài thể hiện trung thực thống nhất với nội dung bên trong.
-Phong cách đặc sắc, đường nét nhẹ nhàng nhờ:
Vẻ đẹp lộng lẫy đến kinh ngạc của một tòa thánh đường mang phong cách Gothic
+ Sử dụng cung gãy thay vì cung tròn như Roman. Phát triển nghệ thuật xây vòm bằng cung chéo chữ thật nhờ tăng sống gân, giảm chiều dày vòm và giải phóng khoảng tường giữa các cột.
+ Tường xây mỏng lại, phát triển hệ khung sườn chịu lực. Phát minh ra ”cuốn bay” hay “cung chống” truyền lực đạp từ vòm mái xuống cột chống phía ngoài. Kiến trúc vươn cao, tạp các cửa sổ cao vút, tiết kiệm vật liệu.
Công trình đồ sộ nhưng nhiều chi tiết tinh xảo.
– Tới thế kỉ 14, xuất hiện cửa sổ tròn trang trí hướng tâm kiểu “hoa hồng”. Thế kỷ 15 xuất hiện cung “quai giỏ”, chạm nhiều nhánh lá như ngọn lửa
Những tòa nhà hiện đại mang phong cách Gothic thời Trung cổ
Bằng cách kết hợp một loạt các vật liệu với thiết kế táo bạo. Người La Mã đã có thể để đẩy ranh giới của vật lý và biến kiến trúc thành một hình thức nghệ thuật. Kết quả là kiến trúc đã chứng minh với thế giới. Rằng Roma đã vượt trội về mặt văn hóa bởi sự giàu có, kỹ năng và ý tưởng táo bạo để thiết kế các dinh thự đó.
Mái vòm nhọn – điểm đặc trưng của kiến trúc Gothic
Thậm chí việc sử dụng kiến trúc La Mã với bê tông, gạch. Mái vòm xây dựng với các thiết kế giống như các giảng đường và nhà thờ. Nó có tầm ảnh hưởng lớn đến tất cả các công trình kiến trúc phương Tây cho đến ngày nay.
Liên hệ ngay với SANTINO. Bạn sẽ được tư vấn thiết kế và Thi công nội thất Tân cổ điển đẳng cấp cho ngôi nhà của Bạn!.
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC & NỘI THẤT VANDA
Θ Văn phòng: Tầng 4, tòa Vimeco, Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Θ Hotline: 0912.684.877 | Facebook: Vandahome.vn
Θ Web: Vanda.vn | Santino.vn | Youtube: Vanda Home
Bài viết liên quan: